Quá trình hình thành tổn thương trên làn da

Wound Healing in the Skin

Đã bao giờ bạn tự hỏi, những tổn thương trên da như mẩn, ngứa, ửng đỏ, phồng rộp… vì sao lại xuất hiện, cơ chế nào gây nên những biểu hiện đó không? Hãy cùng giải đáp những thắc mắc về quá trình hình thành tổn thương trên da qua bài viết dưới đây nhé!

  1. Làn da sẽ bị tổn thương khi chịu những tác động từ các tác nhân như:
  • Thành phần lột tẩy quá mạnh đối với khả năng tiếp nhận của da.
  • Độc tố quá mạnh đối với da (từ môi trường, thực phẩm, mỹ phẩm…).
  • Thành phần lạ có trong sản phẩm mà làn da không tiếp nhận.
  • Cường độ ánh sáng quá mạnh tác động tới làn da.
  • Thuốc hoặc cách chăm sóc chưa đúng gây suy giảm miễn dịch.
  1. Khi đó, hàng rào lipid bị phá hủy làm cho các vi khuẩn xấu sẽ xâm nhập vào da.
  2. Hệ miễn dịch của cơ thể được kích hoạt, các tế bào miễn dịch (bạch cầu, mast cell) tiết histamin và một số chất khác như bradykinin, leukotriene… là chất dẫn truyền thần kinh đóng vai trò trung gian gây ngứa, đau và kích thích phản ứng viêm.
  3. Histamin đồng thời kích thích làm giãn mạch, làm tăng tính thấm của thành mạch tạo điều kiện cho bạch cầu và các protein tham gia vào quá trình tiêu diệt vi khuẩn xấu. Mạch giãn cũng gây ra hiện tượng xung huyết (sưng đỏ, nổi mề đay, mận, mụn…).
  4. Làn da có 2 cấp độ phản ứng là kích ứng với các dấu hiệu mẩn đỏ, ngứa, rát nhẹ, căng nóng và dị ứng (nghiêm trọng hơn) với các dấu hiệu sưng phồng, nóng đỏ, tấy, đau và ngứa.
  5. Phản ứng miễn dịch tự nhiên sau xung huyết là tăng tốc độ trao đổi chất cục bộ và phân chia tế bào (tái tạo) để tự phục hồi lại làn da. Trong trường hợp tốc độ phục hồi chưa đủ do tổn thương quá lớn, hiện tượng kích ứng sẽ kéo dài có thể sẽ dẫn đến nhạy cảm dạng mãn tính…Tại đây cần có sự can thiệp liên tục của các sản phẩm chống kích ứng và bảo vệ có tính chất làm dịu, kháng histamin, kháng viêm, gia cố màng lipid để giúp làm giảm cảm giác nóng rát, ngứa, đau đồng thời giảm sự xung huyết, giảm mất nước qua da, giảm phản ứng viêm và hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn xấu. Can thiệp đủ mức sẽ giúp ngưng lại phản ứng miễn dịch này.
  6. Làn da trở thành nhạy cảm dạng mãn tính khi màng bảo vệ da suy giảm, màng tế bào tổn thương dẫn đến DNA tổn thương hoặc các yếu tố truyền tin trong cấu trúc da hoạt động kém hiệu quả, từ đó các chức năng hoạt động của da mất cân bằng.

Ở giai đoạn này, cần có sự hỗ trợ của các sản phẩm phục hồi và sửa chữa (màng liquid, màng tế bào, DNA, hệ thống dẫn truyền thông tin…), thúc đẩy tái tạo tế bào và làm lành tổn thương do viêm đồng thời tái tạo lại màng bảo vệ để ngăn ngừa sự tấn công tương lai.

Từ quá trình hình thành tổn thương, dựa vào những biể hiệu xuất hiện trên da sẽ được phân chia thành nhiều cấp độ tổn thương. Một số tổn thương trên da cần phải được điều trị mới có thể khỏi được cho nên thấy những tổn thương lâu khỏi, có dấu hiệu nhiễm khuẩn như sốt, chảy mủ, đau nhiều… cần được chuyên gia chuyên môn tư vấn và thăm khám điều trị sớm.

Để nhận thông tin hữu ích và kiến thức thực tế về điều trị da khoa học, vui lòng liên hệ HOTLINE hoặc để lại thông tin TẠI ĐÂY.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *