Phân biệt cấp độ tổn thương: Cấp tính và Mãn tính trong Điều trị da liễu

mj e1714703508476

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên những tổn thương trên làn da. Những tổn thương đó được phân chia thành các cấp độ trong điều trị da liễu. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu kĩ hơn về khía cạnh này trong chủ đề da tổn thương nhé!

Làn da chịu tổn thương khi nào?

Quá trình hình thành tổn thương da xảy ra khi sự khỏe mạnh của từng tế bào bị sụt giảm, chức năng bảo vệ da sụt giảm, đó chính là lúc làn da phải hứng chịu tổn thương. Những dấu hiệu của tổn thương diễn ra như sau:

  • Đầu tiên đó là sự lão hóa tự nhiên của làn da, lúc này sự trao đổi chất mỗi tế bào bị giảm sút, cơ chế miễn dịch cũng từ đó mà giảm sút cùng
  • Sự tấn công của các gốc tự do từ ngoài môi trường và do yếu tố strees khiến DNA của tế bào bị phá hủy gây ra phản ứng oxy hóa làm hệ miễn dịch bị tổn thương
  • Sự sản sinh các chất lipid bị sụt giảm khiến hàng rào bảo vệ Hydro Lipid không còn cân bằng, khiến da mất nước và chịu sự tấn công từ các yếu tố có hại từ môi trường bên ngoài
  • Do sự tấn công của các tia Uva, UVB, HEV, IR làm tổn thương bề mặt da như cháy nắng, viêm da, phá hủy collagen và elastin khiến da không còn săn chắc, da tăng sắc tố như nám, tàn nhang
  • Do sử dụng mỹ phẩm không nguồn gốc có chứa các thành phần gây hại khiến tế bào da bị phá hủy nhanh chóng
  • Do lạm dụng peel mà không hồi phục da sau peel khiến làn da trở nên yếu, nhạy cảm, dễ bị các yếu tố ngoài môi trường tác động
  • Sử dụng máy móc công nghệ cao trong điều trị da như laser, IPL, RF…..
  • Thời gian dài, da không được chăm sóc đúng cách, dẫn tới da bị thiếu dưỡng chất, thiếu nước, lớp màng bảo vệ da bị suy yếu, làn da khô, nhạy cảm với tất cả các yếu tố

Các cấp độ tổn thương da

Da tổn thương thường biểu hiện lâm sàng dưới 2 dạng: tổn thương mãn tính và tổn thương cấp tính

  1. Tổn thương cấp tính:

Là dạng tổn thương kích ứng, dị ứng sau khi làn da chịu sự tác động của các yếu tố như:

  • Lạm dụng peel hoặc các sản phẩm xuất xứ không rõ rang có tính lột tẩy mạnh hoặc lạm dụng corticoids.
  • Trị liệu sóng cao tần năng lượng mạnh như laser, IPL, RF… hoặc bỏng nắng hoặc cháy nắng kéo dài.
  • Sử dụng mỹ phẩm không phù hợp có thành phần lạ mà hệ miễn dịch của da không tiếp nhận.
  • Sử dụng thực phẩm mà cơ thể không tiếp nhận…
  • Môi trường thay đổi hoặc ô nhiễm làm da bị nhiễm độc tố (chuyển công tác, di chuyển giữa các vùng miền, môi trường khói bụi…).

Những nguyên nhân trên sẽ gây ra những tổn thương ở dạng bùng phát mang tính chất thời điểm (tức thì). Da sẽ cần được xử lí làm dịu cấp tốc và tăng miễn dịch, liên tục cấp ẩm và làm dịu bằng các sản phẩm chứa các hoạt chất làm dịu mạnh như lô hội, cúc La Mã, dập kích ứng, ức chế phản ứng viêm, kiềm chế và ngăn chặn không cho tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu kích ứng kéo dài sẽ dẫn tới viêm da mạn tính, về lâu dài làm cho da trở thành loại da nhạy cảm.

Tổn thương cấp tính dạng kích ứng có 2 dạng:

  • Kích ứng, dị ứng sau tiếp xúc: Với các dấu hiệu đỏ, nóng rát, sưng nề, có thể nôi mụn/bọng nước hoặc mụn viêm tấy trên da yếu dễ kích ứng hoặc nổi mụn.

mj

  • Viêm da kích ứng do nhiễm corticoids: Biểu hiện ở dạng các mảng/đốm mụn đặc thù trên da nhiễm corticoids (kê hồng, mảng đỏ, dạng ban đỏ), da rất nhạy cảm dễ mẩn đỏ và bùng phát mụn thành kiểu mụn mủ, viêm nghiêm trọng hoặc nhiễm trùng da.

cach cham soc da bi nhiem corticoid

  1. Tổn thương mạn tính:

Là dạng tổn thương của loại da nhạy cảm mà các dấu hiệu đã thường trực trên da. Nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng da nhạy cảm là do:

  • Miễn dịch suy giảm sau 1 quá trình bị kích ứng kéo dài bao gồm cả kích ứng/dị ứng sau tiếp xúc hoặc sau nhiễm corticoids.
  • Miễn dịch da suy giảm do sử dụng thuốc (kháng sinh, điều trị xương khớp, nội tiết…), do oxy hóa và lão hóa theo thời gian.
  • Da mỏng yếu bản chất do di truyền hoặc bẩm sinh.
  • Da không được chăm sóc đúng cách, đặc biệt là không được làm sạch và cấp ẩm đầy đủ trong thời gian dài dẫn đến lớp màng bảo vệ bị suy yếu, da dễ bị các yếu tố ngoại lai tấn công.

Những tổn thương ở thể da nhạy cảm là các dấu hiệu thường trực kéo dài (mạn tính). Làn da này có nguy cơ cao kích ứng hoặc nguy cơ lão hóa sớm hoặc nguy cơ tăng sắc tố. Để kiểm soát những nguy cơ đó, da cần được tác động để phục hồi, tái cấu trúc và tái sinh da mạnh thông qua các hoạt chất có tính sửa chữa cân bằng và bình thường hóa trở lại các chức năng của làn da, trong đó có sửa chữa DNA, làm khỏe màng bảo vệ da và củng cố màng tế bào, thay mới các tế bào da khỏe mạnh không khiếm khuyết.

Tổn thương mạn tính có 2 dạng:

  • Da nhạy cảm dạng viêm trên nền da có thể có dầu: Đỏ da, viêm da, chàm eczema hoặc có thể có mụn viêm sưng tấy đỏ kèm khô bong.

rt

  • Da nhạy cảm dạng mỏng yếu thường xuất hiện trên nền da khô: Mỏng, giãn mao mạch cơ địa hoặc nhiễm corticoids lâu ngày hoặc khô da nghiêm trọng kéo dài.

Gian mao mach la tinh trang the hien da yeu va mong

Để nhận thông tin hữu ích và kiến thức thực tế về điều trị da khoa học, vui lòng liên hệ HOTLINE hoặc để lại thông tin TẠI ĐÂY.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *