Chemical Peel hiện đang là một trong những phương pháp làm đẹp rất được ưa chuộng tại nhiều spa và thẩm mỹ viện. Tuy nhiên, những sự cố như kích ứng, bỏng rát hay nhiễm trùng vẫn thường xuyên xảy ra trong quá trình điều trị bằng phương pháp này. Vậy làm thế nào để kiểm soát rủi ro trong peel da? Với sự tiến bộ của công nghệ, các liệu pháp Chemical peel đã được cải tiến ra sao để đảm bảo an toàn và hiệu quả cho khách hàng? Nếu bạn đang quan tâm, hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!
Chemical Peel là gì?
Chemical Peel là phương pháp sử dụng một hoặc nhiều hoạt chất, thường là acid hữu cơ hoặc retinoid, để làm lỏng lẻo các liên kết hóa học giữa các protein trong da, bao gồm cả các tế bào sừng thừa. Khi các liên kết này bị phá vỡ, các tế bào sừng sẽ bong tróc tự nhiên, giúp làn da trở nên mịn màng và tươi mới hơn.
Peel acid không chỉ loại bỏ tế bào sừng dư thừa mà còn giúp xử lý nhiều vấn đề da, như điều trị mụn, tăng sắc tố, sẹo với khả năng kích thích tái tạo tế bào mới, thúc đẩy sản sinh collagen, cân bằng độ ẩm, tăng cường chức năng hàng rào bảo vệ da, giảm sự liên kết của melanin ở biểu bì, và điều tiết sản xuất bã nhờn.
Chemical Peel hoạt động như thế nào?
Chemical Peel hoạt động dựa trên nguyên lý sử dụng acid hữu cơ (peel acid), giúp làm tan rã các liên kết sừng bằng cách giảm độ pH của da xuống dưới mức bình thường. Sự thay đổi này làm yếu đi hàng rào bảo vệ da tạm thời, dẫn đến việc loại bỏ các lớp tế bào chết.
Cường độ của peel acid phụ thuộc vào loại acid, nồng độ (%), thời gian sản phẩm lưu lại trên da, và độ pH của dung dịch. Nồng độ càng cao và độ pH càng thấp thì peel càng mạnh. Việc hiểu rõ sản phẩm và cách sử dụng giúp đảm bảo quy trình thay mới làn da an toàn và hiệu quả, ngay cả với làn da nhạy cảm.
Phân loại Chemical Peel
- Peel bề mặt:
Là liệu pháp nhẹ nhàng, da ít bong hoặc bong rất nhẹ, thời gian phục hồi từ 3-5 ngày. Có thể lặp lại sau 7-10 ngày. Peel bề mặt giúp làm sạch, cân bằng độ ẩm, ngừa viêm, mụn ẩn, và giúp da hấp thụ tốt hơn các trị liệu khác. Điển hình là PHA, Mandelic acid 30-40%, với pH từ 2 đến 2.5.
- Peel cấp trung:
Hoạt chất thâm nhập sâu hơn, gây bong da trong 4-7 ngày, có khả năng điều trị một số các vẫn để không quá nghiêm trọng như nếp nhăn nhẹ, da sần dày, không đều màu, lỗ chân lông rộng, nám mảng hoặc đốm… Trị liệu có thể lặp lại sau 3-4 tuần, tối đa 4 lần tuỳ độ dày của lớp sừng trên da. Điển hình là glycolic acid 50-60%, pH từ 1.0 đến 1.5.
- Peel sâu:
Peel sâu là liệu pháp peel mạnh nhất, với hoạt chất thâm nhập sâu vào da, thậm chí đến lớp trung bì. Khi áp dụng trên diện rộng, peel sâu có thể gây các phản ứng nghiêm trọng như đỏ da, sưng tấy, bỏng rát, và đau đớn, đặc biệt ở vùng mặt và mí mắt. Việc tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn và sử dụng đúng sản phẩm sau peel là bắt buộc.
Peel sâu được sử dụng để điều trị các vấn đề tầng sâu của da như sẹo, nám chân sâu, tổn thương tế bào, và nếp nhăn sâu. Các liệu pháp điển hình bao gồm glycolic acid nồng độ 70% trở lên hoặc TCA nồng độ 50% trở lên, với pH dưới 1.0, thường do bác sĩ da liễu thực hiện.
Quy trình peel da chuyên nghiệp
Bước 1 – Chuẩn bị da: đưa pH của da xuống mức trung gian, thấp hơn so với pH bình thường để cho da quen dần với sự thay đổi, ngừa phản ứng không mong muốn ở bước peel sau đó
Bước 2 – Peel hoá học: đưa pH của da xuống mức tối đa được thiết kế trong sản phẩm, thực hiện peel da theo từng lớp peel (layer), có thể ưu tiên layer nhiều hơn ở các vùng da dày sừng. Lưu ý tuân thủ thời gian peel theo hãng sản xuất chỉ dẫn.
Bước 3 – Trung hoà sau peel: kéo pH của da trở lại mức cân bằng sau khi da đã nhận được tác động peel đủ mức
Bước 4 – Tái tạo lại màng bảo vệ với sản phẩm có đặc tính cân bằng, làm dịu và kháng viêm.
Lưu ý trước, trong và sau peel:
- Trước peel:
– Không sử dụng các sản phẩm peel khác, đặc biệt là Retinol hoặc Retin A trước khi peel ít nhất 48 giờ
– Không sử dụng roaccutan (retinoic acid) trong vòng 6 tháng
– Ngừng waxing, triệt lông, tẩy lông 1 tuần trước khi peel
– Phải cấp ẩm đầy đủ cho da và chỉ thực hiện peel khi da đủ ẩm, không có các dấu hiệu của việc khô bong bề mặt nghiêm trọng
- Trong khi peel:
– Lăn sản phẩm peel bằng bông/ tăm bông/quét bằng chổi đều theo từng lớp.
Số lượng lớp và lực thoa sẽ ảnh hưởng đến mức độ đi sâu vào da của sản phẩm nên cần lưu ý kiểm soát 2 yếu tố này, nhất là đối với loại peel sâu
– Quan sát da và cảm giác trong khi peel. Nếu da đỏ hồng lên, đi kèm nóng ran ran, ngứa và châm chích sẽ là phản ứng bình thường với peel. Tuy nhiên, nếu phản ứng này tăng dần không giảm sau 2-3’ thì cần ngưng trị liệu, trung hoà và /hoặc rửa sạch sản phẩm với nước để tránh kích ứng da sau peel. Nếu cần, sử dụng các sản phẩm chống kích ứng. Cần hiểu rõ loại peel mình sử dụng và những khuyến cáo của nhà sản xuất về biểu hiện da trong trị liệu.
– Trung hoà sau khi acid hoạt động tối ưu trên da là bắt buộc và cần thực hiện thật cẩn trọng, đảm bảo mọi vùng da có peel acid được trung hoà với số lần đúng theo yêu cầu của nhà sản xuất. Nếu không tuân thủ, acid, đặc biệt là AHA sẽ tiếp tục hoạt động trên da và có thể gây tổn thương không kiểm soát.
- Sau khi peel
Cần sử dụng ngắn hạn các sản phẩm để làm dịu chống viêm và chống kích ứng sau xâm lấn đồng thời củng cố màng bảo vệ và thúc đẩy tái tạo da, người được trị liệu cần tránh:
– Tiếp xúc với nước bể bơi, nước mưa, nước máy, khói bụi…
– Các hoạt động thể chất gây đổ mồ hôi
– Phơi nắng (trên núi hoặc biển), tiếp xúc ánh nắng, xông hơi
– Trị liệu AHA, laser, retinoid ….
– Tiếp xúc hóa chất chất tẩy rửa, xà phòng, sản phẩm chứa cồn
– Sờ, chạm, xoa và chà tay lên vùng da được peel
– Bóc bỏ phần da bong bằng tay
– Sử dụng các sản phẩm giàu chất béo
– Trang điểm bằng mỹ phẩm trang điểm chứa bột talc (phấn rôm)
Cải tiến công thức sản phẩm Chemical Peel dạng gel giảm thiểu rủi ro trong điều trị
Những sự cố phổ biến trong quá trình peel da như kích ứng, bỏng, hay nhiễm trùng thường xuất phát từ việc khó kiểm soát sản phẩm trong quá trình trị liệu, đặc biệt là khi sử dụng sản phẩm peel dạng lỏng. Do tính chất dễ lan rộng và thấm sâu của sản phẩm dạng lỏng, việc kiểm soát độ dày và phạm vi của lớp peel trở nên khó khăn, dẫn đến rủi ro cao hơn.
Việc chuyển sang sử dụng sản phẩm peel dạng gel mang lại khả năng kiểm soát tốt hơn về độ dày lớp peel và lực tay khi thao tác. Điều này giúp người thực hiện dễ dàng điều chỉnh và đảm bảo độ chính xác trong suốt quá trình trị liệu, giảm thiểu đáng kể các nguy cơ tổn thương so với việc sử dụng sản phẩm dạng lỏng.
Dòng sản phẩm peel Mono & Cocktails mới nhất từ Juliette Armand, với công thức nâng cấp và texture dạng gel cải tiến, là lựa chọn tối ưu cho những liệu trình peel da hiệu quả mà vẫn đảm bảo an toàn. Texture dạng gel không chỉ giúp kiểm soát độ dày lớp peel dễ dàng khi sử dụng chổi mà còn cho phép gel thẩm thấu từ từ vào da, tránh lan ra các vùng da nhạy cảm, từ đó giảm nguy cơ kích ứng và tổn thương da.
Có nên thực hiện Chemical Peel tại nhà?
Chemical Peel có thể tự thực hiện tại nhà với một số sản phẩm được thiết kế riêng dùng tại nhà với nồng độ thấp và không cần trung hoà như các trị liệu chuyên nghiệp. Tuy nhiên, khi lựa chọn các liệu pháp tự peel tại nhà, người dùng cần phải chắc chắn da mình đủ khoẻ, đủ ẩm để tiếp nhận peel đồng thời phải kiểm soát được tần suất sử dụng sản phẩm cũng như quãng thời gian sử dụng. Tốt nhất nên có sự kiểm tra, thăm khám da và tư vấn chuyên nghiệp trước khi quyết định sử dụng các sản phẩm peel hoá học tại nhà.
Trên thực tế, đã có rất nhiều tai nạn không đáng có xảy ra khi người sử dụng không nắm được đặc điểm đặc thù của da mình cũng như không hiểu rõ mức độ tác động của sản phẩm lên da, thêm nữa đã lạm dụng sản phẩm trong quãng thời gian dài làm cho làn da thay vì được thay mới khoẻ đẹp hơn thì lại phải chịu sự tổn thương, mất đi lớp màng bảo vệ và bị bào mòn quá mức mà trở thành da nhạy cảm.
Để nhận thông tin hữu ích và kiến thức thực tế về điều trị da khoa học, vui lòng liên hệ HOTLINE hoặc để lại thông tin TẠI ĐÂY.